BẢN TÓM LƯỢC SINH HOẠT TRƯỜNG LÃNH ĐẠO ONLINE

7:00PM Chúa Nhật 15/11/2020

Kính gởi quý cha Linh Hướng, quý tu sĩ và quý anh chị,

Buổi sinh hoạt với 37 máy, nghĩa là có sự hiện diện của khoảng 45 quý anh chị. Buổi sinh hoạt với 2 đề tài:

Phần I: Phần tín lý do cha Thắng Nguyễn trình bày với đề tài " Tự Do và Ân Sủng: Suy tư về chiều kích phổ quát của Ơn Cứu Độ"

Con người có tự do, nhưng sự tự do đó luôn bị đặt trong những điều kiện tại môi trường sống như gia đình, cộng đoàn, xã hội, kinh tế, chính trị... vì thế cái tự do mà con người có được không hoàn toàn tự do nhưng lại bị điều kiện hóa. Chúng ta có tự do để chọn cái này hay không chọn cái kia, như trong cuộc bầu cử vừa qua, có người chọn Cộng Hòa vì chủ trương phò sự sống, nhưng cũng có người chọn Dân chủ vì cho rằng sự sống con người còn tùy thuộc vào nhiều thứ khác như mức sống nghèo đói, phân biệt đối xử...Dù bạn cho theo tiêu chuẩn nào cũng không sao miễn là sau khi đã suy nghĩ chín chắn với một lương tâm được giáo huấn và bằng một sự tự do thì cứ chọn cái mà bạn cho là đúng. Tuy nhiên đừng bắt người khác phải chọn theo mình. Đó là cấp độ thứ nhất của tự do.

Chiều kích thứ đến là sự tự do được dùng để hướng đến cái gì đó cao hơn về tinh thần, hướng thượng, sự siêu việt, có tính cách quyết định số phận của đời sống như là được sống muôn đời hay bị chết muôn đời. Việc chọn lựa này liên quan đến một đấng mà chúng ta gọi là Thiên Chúa. Con người không có nhiều chọn lựa, mà chỉ là hoặc chọn Thiên Chúa và việc của ngài thì được sống,và ngược lại là vào cõi chết. Vậy nếu tôi chọn Thiên Chúa thì tôi chọn như thế nào bởi ngài là đấng vô hình. Chọn Thiên Chúa chính là chọn con người và chọn những mối tương quan giữa con người, nghĩa là thực hiện yêu Chúa và yêu con người, yêu con người như Chúa yêu mình, tức là yêu vô điều kiện. Nói cách khác, khi chọn lựa Thiên Chúa là chọn anh chị em mình trong bối cảnh tương quan của xã hội liên quan đến đời sống của mình.

Chiều kích thứ ba của tự do mà các nhà thần học nói đến là sự tự do hướng đến chung cuộc. Nếu giả như con người không chọn Thiên Chúa thì họ cũng không có cách chọn lựa khác được, dù họ chối từ Thiên Chúa thì cái tự do Chúa ban cho họ cũng đẩy họ hướng về cùng đích là Thiên chúa.Đó chính là cái xung khắc nội tâm giữa thiện và ác trong cái bản thể của con người.Các giáo phụ gọi đó là sự tự do của con người và ân sủng của Thiên Chúa. Trong thế giới này, tất cả mọi thứ đều có dấu ấn của Thiên Chúa và tất cả mọi thứ này đều phải hướng về ngày chung cuộc. Thư thánh Gioan viết nhờ Ngôi Lời mà tất cả được tạo thành và như thế thì tất cả những tạo thành đều phải quy hướng về đấng tạo ra nó.

Quà tặng lớn nhất mà Thiên Chúa ban chính là sự sống và những ân ban khác thì chúng ta nhận lãnh từ gia đình và xã hội. tôn giáo và các bí tích. Có hai loại ân sủng là sự sống được trao ban, ân sủng hàng ngày và ân sủng thứ hai là chính Thiên Chúa qua bí tích thánh thể, khi chúng ta rước mình máu thánh Người.

Những điều chúng ta học hỏi được từ Giáo Hội làm cho chúng ta có những suy tư thần học, những suy tư này không bắt buộc ai phải tin. Thí dụ là trước Vatican 2, có những tư tưởng bị coi là lạc giáo, nhưng sau khi công đồng Vatican 2 được mở ra, thì những tư tưởng của các nhà thần học đó lại được chấp nhận. Ơn cứu độ được coi là sự tương tác giữa tự do của con người và ân sủng. Ơn cứu độ đó có phổ quát hay không? Phổ quát đây được hiểu là nó có dẫn nhiều người xuống hỏa ngục hay lên Thiên đàng hay không? Nhà thần học như Congar,Carvanos, Balthasar...cho rằng có rất ít linh hồn ở trong hỏa ngục..dựa trên hai nền tảng, thứ nhất đó là tính chất bất cân xứng giữa tự do của con người và ân sủng của Thien Chúa. Bởi con người không có tự do hoàn toàn, vì luôn bị điều kiện hóa, không những chỉ ở thế giới này mà còn là mục đích cuối cùng được hướng về Thiên Chúa. Trong khi ân ban thì luôn tràn ngập, cho không biếu không, không bị giới hạn. Thứ hai là tính toàn vẹn trong phán quyết nghĩa là Thiên Chúa nhìn về cuộc đời một con người gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai, vì chính cái tổng thể quá khứ, hiện tại và tương lai ấy mới làm nên cái con người này, cả xác và hồn. Nếu như người đó phạm trọng tội trong thời gian nào đó trong đời thì nó không làm cho con người hoàn toàn xấu, mà cái trọn vẹn nơi con người phải bao gồm cả xấu và cả việc lành nữa. Như thế trong phán quyết của ngài, là đấng công minh chính trực, thì ngài chắc chắn sẽ nhìn thấy những cố gắng hướng thiện của con người đó. Một người có thể cho là tội lỗi, xấu xa nhưng không có nghĩa là người này không bao giờ hướng thiện, không bao giờ làm điều tốt. Chẳng lẽ Thiên Chúa là Cha yêu thương bỏ qua tất cả những điều tốt họ đã làm mà chỉ nhìn đến điều xấu để kết án sao? Như thế có nghĩa là sẽ nhiều người được cứu hơn là bị phạt.

Chúng ta không bắt buộc phải tin theo những suy tư này, nhưng ít ra nó cũng cho chúng ta một cái nhìn nhẹ nhàng và nhiều hy vọng hơn, nhất là trong tháng 11 này, khi chúng ta cầu nguyện và nhớ về những linh hồn đã qua đời.

Hỏi:Trong phúc âm có một đoạn Chúa nói rằng "Kẻ làm điều xấu mà biết trở lại làm điều tốt thì sẽ được thưởng, còn người đã làm tốt mà nay lại đi làm điều xấu thì sẽ bị phạt" Vậy xin cha cho ý kiến, nó có đi ngược lại suy tư thân học mà cha vừa trình bày không?

Đáp:Chúng ta phải hiểu là bị phạt là phạt như thế nào, bị phạt là cần một thời gian thanh luyện hay là bị phạt đời đời. Chúa cũng nói là " bay phải trả tới đồng xu cuối cùng" như vậy là khi chúng ta làm xấu, chúng ta phải chịu phạt, nhưng cái phạt ấy là thanh luyện chứ không nên hiểu là phạt trong hỏa ngục đời đời như chúng ta vẫn thương nghĩ. Hai cái hình phạt, thanh luyện và đời đời rất khác nhau.

Hỏi: Về vấn đề tôn trọng sự sống, xin cha cho biết là giữa việc dùng condom và phá thai, thì cái nào nặng hơn hay giống nhau.

Đáp:Thực ra đây là vấn đế luân lý hơn là vấn đế tín lý. Đây là sự khác biệt giữa việc ngăn ngừa thụ thai và việc phá thai, tức là giết chết sự sống. Một nguyên tắc của giáo hội là nếu trong một hoàn cảnh, điều kiện nào đó phải chọn giữa hai cái xấu, thì ta nên chọn cái ít xấu hơn.

Hỏi:Phép rửa tội giúp sạch mọi tội và làm cho con người nên thánh,có phải không ạ?

Đáp:Khi con người sinh ra là mình đã hít thở cái không khí ô nhiễm của tội nguyên tổ, khi rửa tội là chúng ta được sạch tội nguyên tổ và cả tội của cá nhân. Nhưng phép rửa tội không bảo đảm là đời sống của con người sẽ luôn sạch vì trong tương lai con người sẽ khó tránh khỏi tội và vì thế chúng ta cần phải có bí tích giải tội là như vậy.

Hỏi:Trong cuộc bầu cử vừa qua, có nhiều bác lớn tuổi bầu cho ông Trump vì ông ngăn cấm việc phá thai và lên án những ai bầu cho Biden là tội lỗi, là phạm tội xuống hỏa ngục nữa. Cha nhìn vấn đề này như thế nào?

Đáp:Sự tự do chọn lựa của một cá nhân từ một lương tâm trưởng thành thì không ai được quyền ngăn cấm. Có người cho việc bầu cho Biden là có tội vì ông này ủng hộ phá thại, tuy nhiên phá thai chỉ là một khía cạnh của cuộc sống mà thôi, còn nhiều vần đế liên quan đến sự sống như nhập cư, nghèo đói, giáo dục, phân biệt chủng tộc...làm sao bảo đảm cho con người sống đúng phẩm giá của mình là con cái Thiên Chúa. Các nhà luân lý Công giáo cho rằng nếu mà sự sống ngay lúc ban đầu không được bảo vệ thì làm sao có con người hiện hữu để có thể hưởng được những chính sách tốt đẹp sau này.Tóm lại chúng ta nên có cái nhìn bao quát rộng rãi hơn và mỗi người có sự tự do bầu chọn mà không ai được lên án sự chọn lựa của người khác.

Hỏi:Có nhiều quan niệm khác nhau về Thiên Đàng, hỏa ngục nơi một số linh mục. Vậy thì quan niệm chính thống của Giáo Hội là như thế nào về vấn đề này?

Đáp:Chính Chúa Giêsu nói có Thiên Đang và có hỏa ngục và trong sách giáo lý Công Giáo điều 1038/9 nếu ai chết trong tình trạng bị trọng tội thì sẽ bị xuống hỏa ngục. Nhưng qua dòng lịch sử chúng ta thấy có những điều Hội Thánh dạy đúng trong thời kỳ này nhưng có thể sẽ có thay đổi do nhận thức của con người vào một giai đoạn khác của lịch sử. Bằng chứng là trước cộng đồng Vatican 2, thì có nhiều tư tưởng của các nhà thần học bị kết án, cho là sai lạc, nhưng sau năm 1963, sau Vatican 2 thì những tư tưởng đổi mới này lại được chấp nhận như là trong các tôn giáo bạn như Phật Giáo, Islam... vẫn có yếu tố ơn cứu độ, dù ơn ấy không trọn vẹn.

Hỏi: Đồng quan điểm với cha là Thiên Chúa nhân lành, không kết án một người chỉ vì một tội mà lại quên đi bao điều tốt lành người ấy đã làm. "Có một người lính trẻ, sống rất tốt lành. Nhưng khi vào chiến trường, chẳng biết sống chết lúc nào thì trong lúc dừng quân, một người bạn rủ vào nhà điếm và sau đó là người lính đó tử trận không kịp xưng tội. Trong trường hợp này, chẳng lẽ Chúa lại phạt xuống hỏa ngục chỉ vì một phút yếu lòng như thế sao"

Đáp:Dĩ nhiên vẫn có người phải vào hỏa ngục vì họ nhất định khước từ lòng Chúa thương xót để bước vào, nhưng những ai tin yêu vào Chúa thì vẫn luôn có hy vọng vào lòng thương xót của Chúa.Chúng ta nên nhìn Thiên Chúa như một người Cha yêu thương chứ đừng nhìn ngài như là một thẩm phán quá khắt khe, chuyên tìm lỗi lầm của con người để phạt.

Cám ơn Cha về bài giảng rất hay, con hiểu được sự tự do và ân sủng, con hiểu được sự tự do bị điều kiện hóa và ân sủng thì luôn đầy tràn vì thế cuộc sống của con người luôn có hy vọng.

Hỏi:Con mở sách giáo lý, đoạm 1033 nói về hỏa ngục "Chúng ta không thể hiệp nhất với Thiên Chúa nếu không tự do lựa chọn yêu mến ngài..." Chúa rất nhân từ, nhưng Chúa cũng là một thẩm phán công minh. Chúa cho chúng ta quyền tự do và chúng ta phải chịu trách nhiệm khi dùng quyền tự do đó, nên nếu ta chọn điều đi ngược lại ý của Thiên chúa thì ta sẽ lãnh hậu quả. Ủng hộ việc phá thai hay không là do sự chọn lựa của mỗi người.

Đáp:Sư tự do của con người liên quan đến tiếng nói lương tâm, cho nên phải nghĩ đến việc giáo dục lương tâm của mình để nó trưởng thành, giúp ta biết chọn điều tốt và tránh điều xấu. Đó là điều các vị mục tử rất trăn trở. Nếu tiếng nói lương tâm chưa trưởng thành thì có thể dẫn đến những chọn lựa sai lầm.

Hỏi:Nếu cho tôi sự tự do, nếu tôi chọn không muốn vào Thiên đàng thì tôi sẽ đi đâu? Câu hai là trong thư Thánh Phaolo gởi tín hữu Roma có đoạn "con người được cứu độ nhờ đức tin" trong khi Thánh Giacobe lại nói " đức tin không có việc làm là đức tin chết". Vậy hai câu này nó có ngược nhau hay không?

Đáp:Con người không thích lên thiên đàng dường như nằm ngoài quyết định của con người bởi vì sự tự do của con người có nhiều cấp độ mà cấp độ cuối cùng là mở ra cho sự thật, mở ra cho ánh sáng, cho chân lý, cho Thiên Chúa siêu việt. Cho nên dù muốn hay không, con người không thế quyết định là mình không đi đến đích điểm cuối cùng là Thiên Chúa, không ai có thể chọn lựa con đường nào khác. Nghĩa là nếu ai đã chọn sự thật, sự sống thì khi họ tới thiên đàng thì họ không thể từ chối bước vào.

Đức tin phải có hành đọng thì mới thể hiện được đức tin, việc làm của đức tin không chỉ là những việc phụng vụ trong nhà thờ, các bí tích mà còn ngay trong cuộc sống hằng ngày.Thàn học bí tích không có gì mới chỉ là yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức hết trí khôn và yêu thương anh chị em như Chúa yêu thương mình vậy. Đó là một tình yêu vô điều kiện.

Phần học hỏi về phong trào, với đề tài " Người Lãnh đạo" do chị Cursillista Chân Tú trình bài.

Theo tài liệu của PT Cursilo quốc gia,

Người Lãnh Đạo là người đáp lời mời gọi của Thiên Chúa, quyết tâm dấn thân vào hoạt động tông đồ, biết dùng khả năng Chúa ban cho mình gây ảnh hưởng làm thay đổi môi trường xung quanh và đem người khác đến gặp gỡ Thiên Chúa.

Theo như định nghĩa trên thì rõ ràng ai trong chúng ta, nếu có thể gây ảnh hưởng và đem người khác đến với Thiên Chúa thì đều có thể là Người Lãnh Đạo. Dù chúng ta có gia đình, độc thân, đi tu, hay là cha mẹ, anh chị, ông bà trong gia đình, đi làm hay chỉ ở nhà.

Trong tài liệu của CDC thì nói Người Lãnh Đạo là một Ki-tô hữu chấp nhận mình là một Ki-tô hữu đúng nghĩa trong thế giới. Là một Người Lãnh đạo không phải là phải rao giảng hay dạy người khác phải làm thế nào. Là một Người Lãnh đạo có nghĩa là trao cho người khác niềm vui trong cuộc sống qua cách sống của mình. Vâng --Là một Người Lãnh đạo có nghĩa là trao cho người khác niềm vui trong cuộc sống qua cách sống của mình.

Em có đọc 1 cuốn sách mà em rất thích có tựa đề “You don’t need a title to be a leader”. Em thấy rất đúng - Bạn không cần có chức danh để trở thành một Người Lãnh Đạo

Vậy Người Lãnh Đạo phải như thế nào?

Người Lãnh Đạo Là người Kito hữu đúng nghĩa. Đó là người chấp nhận bản thân mình với những hạn chế vốn có, chấp nhận và hiểu rằng mình có thể làm nhiều hơn và tốt hơn, chấp nhận đồng hành với những người bạn của mình. Người Lãnh Đạo ý thức được sứ mạng của mình trong việc phải trở nên tông đồ - rao truyền Chúa Kitô trong môi trường mà mình đang sống & sinh hoạt. Mỗi chúng ta khi lãnh nhận bí Bí tích Rửa Tội, chúng ta đã trở nên chi thể của Chúa Giê-su và vì vậy có trách nhiệm thông dự vào chức vụ ngôn sứ, tức là sứ vụ loan truyền Tin mừng của Ngài. Đây không phải là sự lựa chọn của mình mà như phúc âm theo thánh Gioan (Jn 15:16) có ghi “Thày đã chọn các con” Đó là ơn gọi mà mình phải tuân theo.

Vị sáng lập Bonnin của pt chúng ta có nhấn mạnh, Chỉ có 1 cách để định nghĩ chúng ta là Kito hữu là chúng ta phải trở nên 1 là chứng nhân sống động về Chúa Kitô.

Đức Giáo hoàng Phaolô VI có nói “Thế giới ngày nay cần những chứng nhân hơn các nhà thuyết giảng”. Trong dân gian VN ta cũng có câu “Trăm nghe không bằng môt thấy”. Con người ngày nay chỉ bị lay động bằng hành động chứ không phải bằng những lời nói suông. Vì vậy, Người Lãnh Đạo Kitô Hữu phải là một nhân chứng sống động qua việc làm của mình.Họ là người trưởng thành trong đức tin và luôn biết tự đào luyện bản thân qua việc Sùng Đạo, Học Đạo và Hành Đạo.

Người Lãnh Đạo Kito hữu đúng nghĩa còn ý thức được rằng mình luôn luôn được kêu gọi nên thánh

Thật sự trước đây, em không dám mở miệng ra nói rằng chúng ta có thể trở nên thánh. Nhưng qua học hỏi trong pt, em biết rằng Chúa luôn mời gọi chúng ta nên thánh. Trong tin mừng Thánh Macco chương 5 câu 48, Chúa Giêsu có nói: “Hãy trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành.” Vì vậy mà Mẹ Á Thánh Têrêsa Calcutta có nói: “Nên Thánh không phải là điều xa sỉ chỉ dành cho một số người mà là bổn phận của tôi và của bạn.”

Thưa quí anh chị, để cho việc lãnh đạo được hiệu quả thì Người Lãnh Đạo phải có những đức tính tự nhiên và siêu nhiên sau đây.

1.Thứ nhất Người Lãnh Đạo phải có lý tưởng. Họ phải biết họ muốn gì và đang đi về đâu. Nói cách khác họ phải biết hướng tới 1 mục tiêu cao đẹp, cao hơn vật chất tầm thường, quyền lực, sức mạnh hay kiến thức. Lý tưởng đó có thể hiểu đơn giản là việc hướng tới lối sống trong tâm tình tạ ơn những gì Chúa đã ban trong quá khứ, tận hưởng những giây phút hạnh phúc hiện tại và ý thức được những món quà Chúa ban cho ta mỗi ngày.Không chỉ sống có lý tưởng mà Người Lãnh Đạo còn phải biết

2.Thực tại môi trường mình đang sống.

Tôn Tử, nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc, có nói, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Người Lãnh Đạo phải biết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Có nắm vững thực tại, hiểu rõ nhân thế thì họ mới có sức ảnh hưởng người khác, vì những gì họ nói và làm là thực tế, không ảo tưởng và lý thuyết suông.

3. Đức tính khác không thể thiếu của Người Lãnh Đạo đó là Óc sáng kiến/Tinh thần chủ động. Họ biết tiên phong đi đầu trong việc cần phải làm mà không cần ai phải ra lệnh, đốc thúc.

4 Người Lãnh Đạo còn cần có sự đồng cảm, biết san sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của người khác. Biết đồng cảm với cảm giác, suy ghĩ hay hoàn cảnh của người khác. Sự đồng cảm giúp Người Lãnh Đạo kết nối & tạo tình thân với người khác dẽ dàng hơn bởi vì sự đồng cảm dễ làm lây lan tin và hy vọng cho người khac. Người có sự đồng cảm cũng nên là người luôn vui tươi bởi vì họ có niềm vui ơn thánh. ĐTC Francis của chúng ta, trong 1 bài huấn dụ tại quảng trường thánh Phêrô có nói “Một môn đệ của Nước Thiên Chúa mà không tươi vui thì không thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Ngài yêu cầu mọi người hày tự hỏi mình: Tôi có trong tôi, trong tim tôi, ngọn gió của niềm vui không?”

Tiếp đến là Lòng quảng đại. Lòng quảng đại giúp Người Lãnh Đạo biết bỏ mình đi, không tính toán thiệt hơn và luôn muốn điều hay điều tốt cho người khác. Bao dung là tâm điểm đời sống của người Kito hữu cũng như là tâm điểm của phúc âm. Sự quảng đại ở đây còn được hiểu là phó thác cuộc sống và thời gian của mình vào bàn tay của Thiên Chúa để người xung quanh tìm thấy được tình yêu Thiên Chúa qua tình bạn với mình.

Có được những đức tính tự nhiên không thôi thì chưa đủ, Người Lãnh Đạo còn cần phải có những đức tính siêu nhiên. Đó là Đức Tin, Đức cậy, Đức mến.

a.Đức tin sống động giúp Người Lãnh Đạo tin tưởng tuyệt đối vào ơn sủng của Thiên Chúa và biết chúng ta là khí cụ của Ngài.

b. Đức Cậy giúp ta khao khát Nước Trời, biết trông cậy vững vàng và luôn nuôi hy vọng vì biết rằng Chúa luôn đồng hành với mình.

c. Đức Ái hay còn gọi là đức Mến là đức tính cao quí hơn cả giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa, ta sẽ yêu thương mọi người như chính mình.

Sỡ dĩ gọi đức Tin, Cậy, Mến là đức tính siêu nhiên bởi vì đối tượng của ba nhân đức này đều là Thiên Chúa. Các nhân đức nầy chỉ hiện hữu khi nào chúng ta mở lòng ra để Thiên Chúa hoạt động trong linh hồn của chúng ta.

Khi các đức tính siêu nhiên được kết hợp chặt chẽ với các đức tính tự nhiên, Người Lãnh Đạo sẽ có một nền tảng vững chắc giúp ta có thể triển khai các năng lực được trao ban qua bí tích rửa tội.

Nếu quan sát kỹ quí anh chị sẽ thấy chung quanh mình có rất nhiều có những đặc tính siêu nhiên trên. Có khi người đó rất gần mình mà mình không để ý.

5 Để làm Người Lãnh Đạo Kito hữu đúng nghĩa thì ngoài việc trau dồi các đức tính tư nhiên và siêu nhiên, mình cần phải nắm rõ Vai trò của Người Lãnh Đạo, đặc biệt đối với chúng ta đó là vai trò Người Lãnh Đạo trong PT Cursillo.

Người Lãnh Đạo Phải Biết. Biết ở đây là biết chính mình và biết người xung quanh. Biết chính mình là để mình luôn nổ lực hoán cải bản thân vì không ai có thể cho người khác điều mình không có. Biết người khác không chỉ dừng lại ở quan hệ xã giao, nhưng là để cảm thông, kết bạn và giúp bạn mình trở thành người mà họ có thể trở thành chứ không phải là người mà chúng ta muốn.

Người Lãnh Đạo phải biết Định hướng- giúp người xung quanh qui hướng về Thiên Chúa, sống trong ân sủng và nhận ra những tài năng mà Chúa ban cho chính họ để họ mang đi phục vụ lại dân người.

Người Lãnh Đạo phải biết Khuyến khích những người xung quanh bước theo Chua cho dù phải gặp khó khăn thách thức. Người Lãnh Đạo giúp bạn mình nhận thức đươc trách nhiệm Thiên Chúa đặt để nơi họ nơi các môi trường.

Cuối cùng và cũng rất quan trọng, Người Lãnh Đạo phải luôn Đồng hành bước đi bên cạnh bạn mình để dần dần bạn của mình có thể tập bước đi của riêng của chính họ.

Trong khi đồng hành thì có 2 nguy cơ mà mình nên tránh, đó là Điều khiển người khác & Bỏ mặc người khác

Chúng ta nên nhớ là đồng hành nghĩa là bước đi bên canh, tôn trọng tự do và không áp đặt. Không điều khiển người khác.

Còn Bỏ mặc người khác thì đối ngược với điều khiển. Bỏ mặc là bỏ lơ, để cho bạn mình bơ vơ. Việc đồng hành này không chỉ giới hạn đối với những người bạn là Cursillista mà là với những người bạn nói chung sau khi họ đã có tình bạn với Chúa.

Riêng đối với những người bạn đã đi khóa Cursillo, vai trò của Người Lãnh Đạo là đồng hành với bạn mình trong suốt ngày thứ Tư của họ chứ không phải chấm dứt ở K3N, bỏ mặc bạn mình. Điều này có lẽ là một thách thức to lớn đối với Người Lãnh Đạo Cursillo.

Chúng ta đã tìm hiểu thế nào là Người Lãnh Đạo và phẩm chất cần thiết của Người Lãnh Đạo, vai trò của Người Lãnh Đạo, vậy một câu hỏi được đặt ra. TÔI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO KITÔ HỮU ĐƯỢC KHÔNG?

Các anh chị nào trả lời yes - thật tuyệt vời. Tạ ơn Chúa.

Không biết các anh chị thì sao, nhưng riêng em đã có nhiều lúc không dám trả lời yes cho câu hỏi trên bởi lẽ đức tin mình con non kém….

Thực tế là Câu trả lời quá rõ ràng…. Mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở thành người lãnh đạo ki tô hữu. Vâng chúng ta có thể và có bổn phận phải trở thành những Người Lãnh Đạo Kitô Giáo một khi chúng ta sẵn sàng phó thác cho Thiên Chúa. Bí tích rửa tội đã cho chúng ta hồng ân cao trọng được làm con cái Chúa, vậy chúng ta còn ngần ngại gì mà không đem phát huy những hồng ân, những khả năng Chúa ban để làm cho môi trường xung quanh ta mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Tuy có những lúc ngần ngại nhưng nhờ học hỏi ở pt mà giờ đây em không còn ngần ngại hay dị ứng khi nghe từ lãnh đạo, nhưng bây giờ thì em vui vẻ và tự hào khi mình có thể nhận lãnh tránh nhiệm, sử dụng khả năng Chúa cho, tuy rất nhỏ bé để đem người khác tới gần với Chúa.

Trong sinh hoạt cộng đoàn, em đi khóa Cursillo 15 năm trước….Từ là một Cursillista chỉ bị động tham gia các sinh hoạt mà người khác dọn sẵn, em đã tích cực hơn trong việc tham gia các sinh hoạt và nhận lãnh trách khi được mời gọi. Vì dụ như làm rollista, trợ tá bàn khóa 3 ngày, thư ký cho PT và em cũng đã xin vâng làm khóa phó và khóa trưởng cho khóa 3 ngày. Trong đó có một lần được đồng hành với 20 các anh chị của PTVNSJ đi qua Minnesota để giúp mở khóa là một kỷ niệm mà em rât trân quí.

Có những vai trò mà khi nhận lãnh em thấy dễ dàng, nhưng cùng có những trách nhiệm mà em phải trăn trở và suy nghĩ rất lâu vì nghĩ mình không xứng? Và chính trong lúc băn khoăn đó, quyển sách của PT mình “ Những người môn đệ Chúa sai đi” do linh muc Frank Salmani viết đã có tác động mạnh tới em, giúp em vững tin hơn để nhận lãnh trách nhiệm. Trong sách LM Salmani dành một chương nói về việc Chúa chọn 12 thánh tông đồ, và đặt câu hỏi “Tại sao là 12 vị này – hết hết đều là những người quê mùa chất phát, thất học ….LM Salami kêu gọi ngưởi đọc đặt câu hỏi như vậy đối với chính mình trước những lời mời gọi của Thiên Chúa….

Câu trả lời là Thiên Chúa đã tuyển chọn những con người tầm thường để làm nên những công trình tuyệt tác của Ngài vì đối với Thiên chúa không có gì là không có thể. Ơn Gọi lãnh đạo là quà tặng Chúa ban mà ta hãy tiếp nhận với lòng cảm tạ và phó thác. Tất nhiên không có một ơn gọi nào là dễ dàng bởi ơn gọi nào cũng đòi hỏi phải hy sinh và dấn thân. Nhưng khi biết được Chúa gọi ta, dù ta cảm thấy bất xứng và yếu hèn, ta cần can đảm, tin tưởng và phó thác vào Chúa

Quí anh chị thân mến, làm Người Lãnh Đạo Kito hữu vừa dể mà vừa khó. Dễ là khi mình biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, luôn ý thức vai trò của mình và biết rằng mình cần phải sống trọn vẹn hồng ân cao trọng qua bí tích rừa tội với trách nhiệm góp phần vào việc loan báo Tin Mừng.

Làm Người Lãnh Đạo khó! vì chính mình phải luôn trau dồi bản thân và vẫn phải luôn đấu tranh với các lựa chọn trong cuộc sống. Làm Người Lãnh Đạo khó khi ta vẫn chưa nhìn thấy lý tưởng của mình để biết Chúa muốn mình làm gì, đi về đâu. Chúng ta thật may mắn là được tham gia PT Cursillo để chúng ta luôn có dịp cùng đồng hành với nhau, cùng nhắc nhở nhau lời mời gọi của Thiên Chúa, là hãy dùng tài năng Chúa cho, thi hành trách nhiệm Chúa giao phó để phục vụ tha nhân.Chúng ta đừng bao giờ quên tuy mình còn thiếu xót, nếu mình mở lòng đón nhận ơn sủng và phó thác trọn vẹn, Chúa sẽ bù đắp những hạn chế của chúng ta, vì ơn Chúa luôn đủ cho chúng ta (2Cr 12, 9).

Làm Người Lãnh Đạo không khó, nếu mình làm theo lời Chúa dạy được ghi lại trong throng Phúc Âm Thánh Matthew “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em (Mt 23:11)

Sau phần thông báo của anh Vương là phần chầu Thánh Thể, kết thúc buổi sinh hoạt lúc 9:10PM.

Giuse Thẩm Nguyễn

Trường Lãnh Đạo/PT Cursillo VNSJ

Trở về "Sinh Hoạt"