TẠI SAO TÔI LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO
Peter Kreeft, Giáo sư Tiến sĩ Triết
Hạ Ngôn dịch
Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao tôi là người Công giáo chưa? Phần lớn câu trả lời là vì cha truyền con nối, cha mẹ tôi là người Công giáo nên tôi được rửa tội và nhận các phép Bí tích theo lẽ tự nhiên. Câu trả lời hoàn toàn đúng khi chúng ta ở tuổi vị thành niên, nhưng khi đã trưởng thành, đặc biệt những người ở lứa tuổi về chiều, thử hỏi có bao giờ chúng ta nghiêm túc suy nghĩ tại sao tôi là người Công giáo chưa?
Nếu là người sùng đạo, câu trả lời có thể là nhờ đức tin: vì tin có Chúa nên tôi theo đạo. Đức tin là món quà Chúa ban và không hẳn ai cũng may mắn nhận được món quà đó. Với dân số hiện nay 7.5 tỷ, chỉ 31.2% là Thiên Chúa giáo, biết Chúa; nếu kể riêng Công giáo và Chính thống giáo thì tỷ lệ chỉ còn 19.9%. Chúng ta may mắn nằm trong tỷ lệ ít oi đó. Sâu sắc hơn, có thể nói tôi yêu Chúa là nhờ đức tin, như thánh Augustinô nói, “Niềm tin là tin những gì không thấy và rồi niềm tin sẽ cho thấy những gì đã tin.” Như thế, chúng ta là người Công giáo vì biết Chúa, và yêu Chúa bằng đức tin, với trái tim. Câu hỏi tiếp theo là, có bao giờ chúng ta hiểu Chúa bằng trí óc chưa?
Những người tân tòng ở tuổi thành niên, hoặc những kẻ gia nhập (cải) đạo Công giáo từ tôn giáo khác, hoặc những kẻ vô thần dửng dưng trước tôn giáo… tất cả thường tìm hiểu đạo bằng trí óc, bằng suy luận. Họ muốn biết đạo Công giáo có gì hay hơn đạo họ đang giữ không, hoặc tệ hơn, chỉ là một tôn giáo với lịch sử tỳ vết, và triết lý khập khiễng, hoặc thần học ngổn ngang rối loạn. Họ suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi chịu phép Rửa. Đã có những kẻ vô thần, cũng có nhiều người hữu thần từ một tôn giáo khác, gia nhập Giáo hội khi hiểu được vẻ đẹp (qua lý luận) của đạo Công giáo. Như thánh Hồng Y John Henry Newman, cải đạo từ Anh giáo, một nhà thần học lỗi lạc trong thế kỷ 19, để lại một kho tàng lý luận lớn lao về đạo Công giáo; như Giáo sư Tiến sĩ Thần học Scott Hahn, nói về hành trình cải đạo của hai vợ chồng từ Tin lành trong cuốn “Rome Sweet Home”, một nhà biện giải Kinh thánh xuất chúng; như Giáo sư Tiến sĩ Triết Peter Kreeft, cũng cải đạo từ Tin lành, đã viết hơn 80 cuốn sách về Công giáo dưới nhãn quan triết học, giúp giáo dân suy luận, suy tư, và suy niệm. Vì là Giáo sư Triết, ông lập luận niềm tin bằng trí tuệ. Trong cuốn “40 Lý Do Tôi Là Người Công Giáo,” qua lý giải và biện luận, ông trình bày các lý do khá đơn giản và rất thuyết phục. Thật ra có rất nhiều lý do để là người Công giáo, nhưng ông cô đọng lại thành từng đó, theo suy luận và tầm hiểu biết của ông. Mỗi giáo dân đều có một vài lý do riêng về đạo, hoặc – buồn thay – chẳng có một lý do nào. Hy vọng đọc xong cuốn sách này, mỗi người sẽ có (thêm) một vài lý do. Và khi hiểu được Chúa một cách minh bạch, niềm tin sẽ bén rễ sâu.
Tân tòng, hoặc bất cứ ai muốn biết đạo, hoặc những người đang lưỡng lự, đang phân vân, muốn hiểu đạo Công giáo bằng trí óc, qua lý luận thì đây là những lý do cần biết, trước khi Chúa ban cho đức tin qua trái tim. Riêng với giáo dân Công giáo – những người đã yêu Chúa bằng trái tim – với trí khôn hạn hẹp Chúa ban, cũng cần đọc để củng cố niềm xác tín về Thiên Chúa, về Giáo hội qua trí óc, và bằng suy luận.
Một khi đã yêu Chúa bằng trái tim, và nếu hiểu Chúa bằng trí tuệ, thì chắc chắn tình yêu đối với Chúa sẽ mãnh liệt hơn, sâu đậm hơn vì hiểu biết Chúa bằng cả con tim lẫn trí khôn.
Cuốn sách cô đọng trong 40 lý do, phù hợp với 40 ngày trong mùa Chay. Vì thế, mỗi ngày tôi sẽ gửi ra một lý do, xem như một ý tưởng để cùng nhau suy niệm trong ngày. Đến Chủ nhật lễ Lá – đúng 40 ngày từ lễ Tro – mừng Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, trước khi bước vào tuần Thánh để chuẩn bị đón Chúa Phục sinh vinh hiển, hy vọng chúng ta sẽ hiểu đạo Công giáo hơn, hiểu Giáo hội hơn, và hiểu Chúa hơn.
Xin đón coi lý do thứ nhất vào ngày mai, March 02, năm 2022 bắt đầu mùa chay.
* Ngày Thứ Nhất Mùa Chay: Lý do # 01(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mùa Chay: Lý do # 02(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mùa Chay: Lý do # 03(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Tư Mùa Chay: Lý do # 04(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Năm Mùa Chay: Lý do # 05(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Sáu Mùa Chay: Lý do # 06(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Bẩy Mùa Chay: Lý do # 07(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Tám Mùa Chay: Lý do # 08(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Chín Mùa Chay: Lý do # 09(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Mùa Chay: Lý do # 10(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Một Mùa Chay: Lý do # 11(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Hai Mùa Chay: Lý do # 12(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Ba Mùa Chay: Lý do # 13(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Bốn Mùa Chay: Lý do # 14(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Lăm Mùa Chay: Lý do # 15(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Sáu Chay: Lý do # 16(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Bẩy Mùa Chay: Lý do # 17(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Tám Mùa Chay: Lý do # 18(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Mười Chín Mùa Chay: Lý do # 19(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Mùa Chay: Lý do # 20(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Mốt Mùa Chay: Lý do # 21(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Hai Mùa Chay: Lý do # 22(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Ba Mùa Chay: Lý do # 23(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Bốn Mùa Chay: Lý do # 24(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Lăm Mùa Chay: Lý do # 25(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Sáu Mùa Chay: Lý do # 26(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Bẩy Mùa Chay: Lý do # 27(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Tám Mùa Chay: Lý do # 28(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Hai Mươi Chín Mùa Chay: Lý do # 29(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Mùa Chay: Lý do # 30(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Mốt Mùa Chay: Lý do # 31(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Hai Mùa Chay: Lý do # 32(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Ba Mùa Chay: Lý do # 33(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Bốn Mùa Chay: Lý do # 34(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Lăm Mùa Chay: Lý do # 35(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Sáu Mùa Chay: Lý do # 36(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Bẩy Mùa Chay: Lý do # 37(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Tám Mùa Chay: Lý do # 38(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Ba Mươi Chín Mùa Chay: Lý do # 39(Bấm để đọc)
* Ngày Thứ Bốn Mươi Mùa Chay: Lý do # 40(Bấm để đọc)